Ổ cứng SSD có DRAM và không có DRAM có gì khác biệt?

Chắc hẳn người dùng máy tính vẫn thường nghe về việc ổ cứng SSD sẽ có tốc độ đọc ghi dữ liệu, cụ thể hơn như những tác vụ khởi động máy, lưu mở file,… nhanh hơn ổ cứng HDD. Thế nhưng, ngay cả ổ cứng SSD thì cũng có những loại khác nhau, cho tốc độ đọc ghi chênh lệch khá nhiều và mức giá cũng rất khác biệt. Sự khác nhau về tốc độ đọc ghi đến từ nhiều yếu tố: giao thức, công nghệ, thương hiệu,… và một yếu tố rất quan trọng chính là có DRAM và không có DRAM. 

Vậy DRAM trên SSD là gì? SSD có DRAM khác gì với SSD không có DRAM (DRAMless)? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về khái niệm này và lựa chọn được loại ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình nhé!

DRAM là gì? Tại sao cần có DRAM trên SSD?

Trước khi nói về DRAM trên SSD thì chúng ta hãy cùng điểm lại một chút về cơ chế hoạt động và lưu trữ  của loại ổ cứng này nhé!

SSD là viết tắt của Solid State Drive – ổ cứng thể rắn, sử dụng các bộ nhớ bán dẫn (các con chip NAND Flash) để lưu trữ dữ liệu.

Bạn có thể hình dung đơn giản: SSD sử dụng 1 tấm gồm các ô điện để lưu trữ dữ liệu. Khi thực hiện lưu trữ, dữ liệu sẽ được ghi vào các memory cell (gọi là ô nhớ) còn trống nằm trên tấm đó.  

Dữ liệu sẽ được di chuyển xung quanh các ô nhớ để đảm bảo rằng không có ô nhớ nào bị hao mòn do quá trình đọc/ghi lặp lại.

Để đảm bảo quá trình tìm kiếm dữ liệu được diễn ra nhanh nhất có thể, có 1 cách để ghi lại bản đồ vị trí di chuyển của dữ liệu trên ổ cứng. Điều này là để khi bạn muốn khởi chạy một chương trình, phần mềm, ứng dụng hoặc mở một file, SSD có thể biết chính xác nơi để tìm nó. Bản đồ đó được lưu trữ trên DRAM (Dynamic-Random Access Memory) của SSD. 



Ví dụ về DRAM và DRAM-less trên ổ cứng SSD

Có thể nói, DRAM đóng vai trò như như một bản đồ dữ liệu để ổ cứng có thể tìm thấy và truy xuất dễ dàng. Một ổ cứng có DRAM sẽ tìm kiếm dữ liệu nhanh hơn, thay vì phải tìm kiếm khắp ổ cứng khi không có DRAM (DRAM-less). Nhờ vậy, ổ cứng SSD có DRAM cho tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh hơn, nâng cao hiệu suất công việc đồng thời việc này cũng giảm hao mòn trên các ô nhớ của ổ cứng, nâng cao tuổi thọ SSD.

 

Kết quả test thực tế SSD Kingston có DRAM và SSD Kingston không có DRAM

Nên chọn mua ổ cứng SSD DRAM hay DRAM-less

Ổ cứng SSD DRAM cho tốc độ đọc ghi nhanh hơn, đồng nghĩa với việc các thao tác khởi động máy, phần mềm lưu mở file sẽ chỉ mất vài giây, máy tính hoạt động nhanh mượt hơn, nâng cao hiệu suất làm việc cũng như giải trí. Bên cạnh đó độ bền của ổ cứng có DRAM cũng tốt hơn. Tất nhiên là ổ cứng có DRAM trên thị trường cũng  sẽ có giá thành cao hơn hẳn ổ cứng DRAM-less.

Với tất cả những ưu điểm ở trên không có lý do gì để bạn bỏ qua SSD có DRAM cả. Tuy nhiên, SSD DRAM thường sẽ có mức giá cao hơn so với ổ DRAM-less do vậy hãy cân bằng giữa mức ngân sách và nhu cầu đang có. 

Trên đây là một số thông tin về ổ cứng SSD, sự khác biệt giữa SSD có DRAM và DRAM-less. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
.
.